Chính trị Kenya

Đương kim tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, và là con trai cố Tổng thống Jomo Kenyatta
Bài chi tiết: Chính trị Kenya

Đối nội

Trước đây, Kenya có một số đảng phái chính trị cùng hoạt động. Từ 1990 đến 1992 Tổng thống Arab Moi áp dụng chế độ độc đảng. Tháng 12 năm 1992 Kenya thực hiện chế độ chính trị đa đảng, Tổng thống là người đứng đầu Nhà nướcChính phủ, nhiệm kỳ 5 năm, ứng cử tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định Phó Tổng thống; Quyền hành pháp tập trung vào Quốc hội gồm 224 ghế, trong đó 210 ghế bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, còn lại do Tổng thống bổ nhiệm, trên cơ sở giới thiệu của các đảng và dựa theo tỷ lệ phiếu bầu của các thành viên trong đảng. Ngày 27 tháng 12 năm 2007, hơn 14 triệu cử tri Kenya đã đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Ông Mwai Kibaki đã giành thắng lợi (4.584.721 phiếu so với 4.352.993 phiếu của ứng cử viên đối lập Raila Odinga). Ông Mwai Kibaki đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, ông Raila Odinga được chỉ định làm Thủ tướng Kenya và một số thành viên của Phong trào Dân chủ màu Da cam (ODM) được bổ nhiệm vào Nội các Kenya.

Đối ngoại

Kenya theo đường lối đối ngoại không liên kết nhưng quan hệ nhiều với phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ với Mỹphương Tây có thời gian căng thẳng vì Tổng thống Moi kiên quyết chống việc Mỹ và các nước phương Tây đòi Kenya áp dụng chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Ngày 10 tháng 3 năm 1994, Bộ Ngoại giao Kenya đã triệu tập các đại sứ Mỹ, Anh, Đức để phản đối hành động "can thiệp vào công việc nội bộ" của Kenya.

Đối với các vấn đề châu Phi: Kenya coi trọng hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt là với các nước láng giềng.

Kenya cùng Ethiopia, Uganda, Somalia, Djibouti, Sudan lập IGADD (Tổ chức liên chính phủ về phát triển và chống hạn hán) năm 1985. Đối với các vấn đề tranh chấp khu vực châu Phi, Kenya giữ thái độ trung lập. Kenya luôn tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp cho các cuộc xung đột sắc tộc (ở Somalia, Rwanda...).

Kenya cũng tham gia vào các tổ chức quốc tế và các Hiệp ước như: Liên Hợp Quốc, G-77, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi, Công ước Lomé,…